Bản tin pháp luật số 7

Đăng lúc: 08:54:44 12/08/2021 (GMT+7)

Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện đúng các quy định của pháp luật, Chi nhánh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại Thanh Hóa tổng hợp một số văn bản pháp luật mới ban hành có liên quan đến hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp

 

MỘT SỐ VĂN BẢN PHÁP LUẬT MỚI BAN HÀNH, CÓ HIỆU LỰC LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP

(Từ 12/7/2021 đến 10/8/2021)

 

Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện đúng các quy định của pháp luật, Chi nhánh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại Thanh Hóa tổng hợp một số văn bản pháp luật mới ban hành có liên quan đến hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp như sau:

1.                      BHXH Việt Nam ban hành Công văn 1988/BHXH-TST về việc triển khai thực hiện Nghị quyết 68/NQ-CP của Chính phủ và Quyết định 23/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Theo đó, BHXH Việt Nam yêu cầu các đơn vị trực thuộc, BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện các công việc để giải quyết chế độ hỗ trợ Covid-19 cho người sử dụng lao động, NLĐ, đơn cử như:

- Cơ quan BHXH hướng dẫn cho đơn vị sử dụng lao động lập mẫu để gửi Cơ quan BHXH khi đề nghị tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất theo Chương I Quyết định 23/2021/QĐ-TTg.

- Cơ quan BHXH xác định:

+ Danh sách NLĐ tham gia đào tạo theo Chương III Quyết định 23/2021/QĐ-TTg.

+ Danh sách NLĐ tạm hoãn thực hiện HĐLĐ, nghỉ việc hưởng lương (Mẫu số 05); Danh sách NLĐ ngừng việc (Mẫu số 06); Danh sách lao động (Mẫu số 13a, Mẫu số 13b, Mẫu số 13c) theo Chương IV, V, X Quyết định 23/2021/QĐ-TTg.

- Cơ quan BHXH triển khai giải quyết giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp còn 0% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH đến 30/6/2022.Ngày 30/6/2021.

2.         Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Thông tư 06/2021/TT-BXD quy định về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng.

Theo đó, cấp công trình được quy đinh tại Thông tư  06/2021 được áp dụng làm cơ sở để quản lý các hoạt động đầu tư xây dựng, đơn cử như:

- Xác định thẩm quyền khi thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi, kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công và khi hoàn thành thi công xây dựng công trình;

- Phân hạng năng lực hoạt động xây dựng của các cá nhân, tổ chức để cấp chứng chỉ năng lực, chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng;

- Xác định công trình được miễn giấy phép xây dựng;- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng;

- Xác định công trình phải lập quy trình bảo trì;

- Xác định công trình phải lập chỉ dẫn kỹ thuật riêng;…

Thông tư 06/2021/TT-BXD  có hiệu lực từ ngày 15/8/2021 và thay thế Thông tư 03/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016; Thông tư 07/2019/TT-BXD ngày 07/11/2019.

3.                      Công văn 2242/LĐTBXH-TLĐ-PTM của Bộ LĐ-TB&XH, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và VCCI về việc tổ chức thực hiện vừa cách ly, vừa sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh.

Theo đó, Bộ LĐ-TB&XH, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và VCCI thống nhất hướng dẫn và khuyến nghị các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh đảm bảo các điều kiện an toàn. Đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh/thành phố căn cứ quy định của cơ quan có thẩm quyền và nội dung hướng dẫn, khuyến nghị ban hành hướng dẫn thực hiện phù hợp đối với điều kiện thực tế của địa phương.Một số khuyến nghị về các điều kiện an toàn thực hiện đối với NLĐ đi làm khi địa phương giãn cách như sau:

- Địa phương đang thực hiện giãn cách theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, khi có nguy cơ lây nhiễm tại nơi ở và nơi làm việc, NLĐ được phép đi làm khi có kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 phù hợp với yêu cầu của chính quyền địa phương.

- Địa phương đang thực hiện giãn cách mà cần phải bố trí NLĐ lưu trú tập trung tại doanh nghiệp để phòng dịch, hoặc nơi lưu trú tập trung do doanh nghiệp tổ chức thì NLĐ phải có kết quả xét nghiệm âm tính trước khi vào nơi lưu trú tập trung. Trong thời gian ở khu lưu trú tập trung của doanh nghiệp, theo yêu cầu của chính quyền địa phương, NLĐ có thể phải tiếp tục được xét nghiệm.

4.      Nghị định 69/2021/NĐ-CP về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư.

Theo đó, nhà chung cư (NCC) thuộc các trường hợp sau phải phá dỡ để xây dựng lại NCC hoặc xây dựng công trình khác theo quy hoạch:

- Phải phá dỡ khẩn cấp do sự cố, thiên tai, cháy nổ theo quy định.

- Hết niên hạn sử dụng hoặc chưa hết niên hạn sử dụng nhưng có kết luận kiểm định của cơ quan quản lý nhà nước ở cấp tỉnh thuộc một trong các trường hợp sau:

+ Có các kết cấu chịu lực chính của công trình xuất hiện tình trạng nguy hiểm tổng thể, có nguy cơ sập đổ, không đáp ứng điều kiện tiếp tục sử dụng, cần phải di dời khẩn cấp các chủ sở hữu, người sử dụng NCC.

+ Bị hư hỏng nặng, xuất hiện tình trạng nguy hiểm cục bộ kết cấu chịu lực chính của công trình và có một trong các yếu tố: hệ thống hạ tầng kỹ thuật PCCC; cấp, thoát nước, xử lý nước thải; cấp điện, giao thông nội bộ;

+ Không đáp ứng yêu cầu của quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành;

+ Hoặc có nguy cơ mất an toàn trong vận hành, khai thác sử dụng cần phải dỡ để đảm bảo an toàn cho người sử dụng và yêu cầu về cải tạo, chỉnh trang đô thị.

+ Bị hư hỏng một trong các cấu kiện kết cấu chính của công trình, gồm: móng, cột, tường, dầm, xà không đáp ứng yêu cầu sử dụng bình thường mà chưa thuộc diện phải phá dỡ theo quy định trên nhưng nằm trong khu vực NCC thuộc diện bị phá dỡ theo khoản 2 Điều 110 Luật Nhà ở.

Nghị định 69/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ 01/9/2021 và thay thế Nghị định 101/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015.

5.                 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH  ngày 07/7/2021 sửa đổi, bổ sung Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn quy định về bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Theo đó, tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc không bao gồm các chế độ và phúc lợi khác như:

Thưởng theo quy định tại Điều 104 Bộ luật Lao động;

- Tiền thưởng sáng kiến;

- Tiền ăn giữa ca;

- Hỗ trợ xăng xe;

- Hỗ trợ điện thoại;

- Hỗ trợ đi lại;

- Hỗ trợ tiền nhà ở;

- Hỗ trợ tiền giữ trẻ;

- Hỗ trợ nuôi con nhỏ;

- Hỗ trợ khi NLĐ có thân nhân bị chết;

- Hỗ trợ khi NLĐ có người thân kết hôn;

- Hỗ trợ sinh nhật của NLĐ;

- Trợ cấp cho NLĐ có hoàn cảnh khó khăn khi gặp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

- Các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong HĐLĐ theo quy định tại tiết c2 điểm c khoản 5 Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH ngày 12/11/2020. Cụ thể, tại tiết c2 điểm c khoản 5 Điều 3 Thông tư 10/2020 quy định: Các khoản bổ sung không xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động, trả thường xuyên hoặc không thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương gắn với quá trình làm việc, kết quả thực hiện công việc của người lao động.

Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ ngày 01/9/2021.

6.                 Ngày 16/7/2021, Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư 04/2021/TT-BCT quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm các công việc trong hầm lò.

Theo đó, thời giờ làm việc của NLĐ trong hầm lò được quy định như sau:

-  Ca làm việc của người lao động trong hầm lò không quá 9,5 giờ trong 01 ngày.

-  Thời giờ làm việc của người lao động tại vị trí sản xuất trong hầm lò không quá 07 giờ trong 01 ngày và không quá 42 giờ trong 01 tuần. Ngoài ra, Thông tư 04/2021 còn quy định về làm thêm giờ của người lao động trong hầm lò như sau:

- Thời gian làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài ca làm việc quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 04/2021.

-  Bảo đảm tổng số giờ làm việc của ca làm việc và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; số giờ làm thêm không quá 300 giờ trong 01 năm.

-  Việc tổ chức làm thêm giờ phải được sự đồng ý của người lao động và tuân thủ quy định tại Điều 59 và Điều 62 Nghị định 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020.

- Việc tổ chức làm thêm giờ trong trường hợp đặc biệt tuân thủ quy định tại Điều 108 Bộ luật Lao động.

Thông tư 04/2021/TT-BCT có hiệu lực từ ngày 01/9/2021.

7.                 Ngày 22/7/2021, Chính phủ ban hành Nghị quyết 79/NQ-CP về mua sắm thuốc, hóa chất, vật tư, trang thiết bị, phương tiện phục vụ phòng chống dịch COVID-19.

Theo đó, việc triển khai ngay gói thầu để tránh gây nguy hại trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của cộng đồng dân cư và mua thuốc, hóa chất, vật tư, trang thiết bị, phương tiện để phòng, chống dịch COVID-19: Là trường hợp cấp bách được chỉ định thầu theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 22 Luật Đấu thầu. Chính phủ đồng ý để Thủ tướng phê duyệt phương án lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt quy định tại Điều 26 Luật Đấu thầu đối với:

- Một số thuốc, hóa chất, vật tư, trang thiết bị, phương tiện phục vụ phòng, chống dịch mua trực tiếp của nhà sản xuất, cung ứng ở nước ngoài, mua qua các đơn vị mua sắm của Liên Hợp Quốc;

- Một số mặt hàng đặc thù sản xuất trong nước trên cơ sở đề nghị của Bộ Y tế, UBND cấp tỉnh và ý kiến thẩm định của Bộ KH&ĐTKhi xây dựng giá gói thầu mua sắm hóa chất, vật tư, trang thiết bị, phương tiện phục vụ phòng chống dịch COVID-19 cần căn cứ khoản 2 Điều 11 Thông tư 58/2016/TT-BTC ngày 29/3/2016.

Riêng đối với xây dựng giá gói thầu mua sắm trang thiết bị y tế thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Thông tư 58/2016/TT-BTC nêu trên hoặc theo Điều 8 Thông tư 14/2020/TT-BYT ngày 10/7/2020. Trong trường hợp đấu thầu rộng rãi qua mạng để mua hàng hóa phục vụ việc phòng, chống dịch, thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu tối thiểu là 10 ngày.

8.                 04 trường hợp cá nhân kinh doanh kê khai thuế theo từng lần phát sinh

Thông tư 40/2021/TT-BTC hướng dẫn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có hiệu lực từ ngày 01/8/2021. Theo đó, phương pháp khai thuế theo từng lần phát sinh áp dụng với cá nhân kinh doanh không thường xuyên và không có địa điểm kinh doanh cố định, bao gồm:

- Cá nhân kinh doanh lưu động;

- Cá nhân là chủ thầu xây dựng tư nhân;

- Cá nhân chuyển nhượng tên miền internet quốc gia Việt Nam “.vn”;

- Cá nhân có thu nhập từ sản phẩm, dịch vụ nội dung thông tin số nếu không lựa chọn nộp thuế theo phương pháp kê khai.

Cá nhân kinh doanh nộp thuế theo từng lần phát sinh thực hiện khai thuế khi có phát sinh doanh thu chịu thuế.

9.                 Điều kiện để các giao dịch liên kết được đề nghị áp dụng APA

Thông tư 45/2021/TT-BTC hướng dẫn áp dụng cơ chế thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế (APA) trong quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết có hiệu lực từ ngày 03/8/2021. Theo đó, giao dịch được đề nghị áp dụng APA là các giao dịch liên kết được quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định 132/2020/NĐ-CP và phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:

- Thực tế đã phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của người nộp thuế và sẽ tiếp tục diễn ra trong giai đoạn đề nghị áp dụng APA;

- Có cơ sở để xác định được bản chất giao dịch quyết định nghĩa vụ thuế và có cơ sở để phân tích, so sánh, lựa chọn đối tượng so sánh độc lập theo quy định tại Điều 6, Điều 7 Nghị định 132/2020, dựa trên các thông tin, dữ liệu tuân thủ quy định tại điểm b khoản 6 Điều 42 Luật Quản lý thuế 2019;

- Không thuộc trường hợp có tranh chấp, khiếu nại về thuế;

- Được thực hiện minh bạch, không nhằm mục đích trốn, tránh thuế hoặc lợi dụng Hiệp định thuế.

10.     Các trường hợp đình chỉ hoạt động giao dịch chứng khoán phái sinh của thành viên giao dịch

Đây là nội dung tại Thông tư 58/2021/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 158/2020/NĐ-CP về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh. Theo đó, Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động giao dịch chứng khoán phái sinh của thành viên giao dịch, đơn cử như:

- Bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đình chỉ hoạt động môi giới chứng khoán phái sinh hoặc tự doanh chứng khoán phái sinh;

- Bị Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam đình chỉ hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh (trường hợp thành viên giao dịch đồng thời là thành viên bù trừ);

- Vi phạm nghiêm trọng và có hệ thống các nghĩa vụ theo quy chế của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam;

- Các trường hợp khác theo quy chế của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam;…

Thông tư 58/2021/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 27/08/2021.

11.     Áp dụng cấp công trình trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng

Ngày 30/6/2021, Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Thông tư 06/2021/TT-BXD quy định về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng. Theo đó, cấp công trình được được áp dụng làm cơ sở để quản lý các hoạt động đầu tư xây dựng, đơn cử như:

- Xác định công trình được miễn giấy phép xây dựng;

- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng;- Xác định công trình phải lập quy trình bảo trì;

- Xác định công trình phải lập chỉ dẫn kỹ thuật riêng;…

Thông tư 06/2021/TT-BXD  có hiệu lực từ ngày 15/8/2021 và thay thế Thông tư 03/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016; Thông tư 07/2019/TT-BXD ngày 07/11/2019.

12.     Thông tư 09/2021/TT-BTNMT về việc sửa đổi bổ sung một số điều của các Thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đất đai.

Theo đó, 09 Thông tư được sửa đổi bổ sung bao gồm:

- Thông tư 23/2014/TT-BTNMT quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

- Thông tư 24/2014/TT-BTNMT quy định về hồ sơ địa chính do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành;

- Thông tư 25/2014/TT-BTNMT quy định về bản đồ địa chính do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành;

- Thông tư 37/2014/TT-BTNMT quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;

- Thông tư 02/2015/TT-BTNMT quy định chi tiết một số điều của Nghị định 43/2014/NĐ-CP và Nghị định 44/2014/NĐ-CP;

- Thông tư 61/2015/TT-BTNMT quy định về cấp và quản lý Chứng chỉ định giá đất;- Thông tư 07/2015/TT-BTNMT quy định việc lập phương án sử dụng đất; lập hồ sơ ranh giới sử dụng đất; đo đạc, lập bản đồ địa chính;

- Thông tư 33/2017/TT-BTNMT về hướng dẫn Nghị định 01/2017/NĐ-CP sửa đổi nghị định hướng dẫn Luật đất đai và sửa đổi thông tư hướng dẫn thi hành Luật đất đai;

- Thông tư 27/2018/TT-BTNMT về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.Thông tư 09/2021/TT-BTNMT có hiệu lực thi hành từ ngày 01/9/2021.

13.     Ngày 27/7/2021, Bộ Công Thương có Công văn 4481/BCT-TTTN về hàng hóa, dịch vụ thiết yếu.

Theo đó, Bộ Công Thương đề nghị Sở Công Thương các địa phương rà soát, tham mưu cho UBND cấp tỉnh, cho phép lưu thông khi thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16/CT-TTg đối với một số nhóm mặt hàng thiết yếu sau:

- Nhóm thực phẩm (bao gồm các mặt hàng theo danh mục tại Phụ lục II, III, và mục 3, 4, 5, 6, 7, 8 Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018; có Phụ lục kèm theo Công văn 4481);

- Nhóm hàng nguyên vật liệu phục vụ sản xuất (bao gồm các mặt hàng như sắt, thép, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi…);

- Nhóm nhiên liệu, năng lượng (như xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng, than…)

- Và các mặt hàng khác theo nhu cầu phục vụ sản xuất, sinh hoạt của địa phương.

Bộ Công thương đề nghị Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thống nhất triển khai.

14.     Bộ GTVT có Công văn 7630/BGTVT-VT ngày 27/7/2021 về tạo thuận lợi cho phương tiện vận chuyển hàng hóa thiết yếu, xe đưa đón công nhân, chuyên gia khi đi, đến hoặc đi qua khu vực thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg.

Theo đó, nhằm bảo đảm vận chuyển hàng hóa thiết yếu, đưa đón công nhân, chuyên gia của các doanh nghiệp được lưu thông thông suốt, Bộ GTVT hướng dẫn như sau:

- Trường hợp các phương tiện vận tải hàng hóa thiết yếu, vận chuyển công nhân, chuyên gia của các doanh nghiệp:

+ Đã được cấp Giấy nhận diện phương tiện (có mã QRCode) còn hiệu lực;

+ Người điều khiển phương tiện có GCN kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-COV-2 còn giá trị (trong vòng 72 giờ kể từ khi có kết quả xét nghiệm).

Thì lực lượng chức năng tại chốt kiểm soát không kiểm tra các phương tiện này khi lưu thông qua chốt.

- Trường hợp các phương tiện vận tải hàng hóa thiết yếu, vận chuyển công nhân, chuyên gia của các doanh nghiệp:

+ Chưa được cấp kịp thời Giấy nhận diện phương tiện (có mã QRCode);

+ Người điều khiển phương tiện này đã có GCN kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-COV-2 còn giá trị (trong vòng 72 giờ kể từ khi có kết quả xét nghiệm).

Thì lực lượng chức năng tại chốt kiểm soát cho xe lưu thông qua chốt sau khi đã kiểm tra GCN kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-COV-2.

15.     Ngày 28/7/2021, Chính Phủ ban hành Nghị định 76/2021/NĐ-CP quy định tiêu chí phân loại cảng biển.

Theo đó, quy định phương pháp đánh giá, phân loại cảng biển như sau:

- Việc đánh giá, phân loại cảng biển theo phương thức chấm điểm. Thang điểm đánh giá là 100 điểm. Thang điểm đánh giá được xác định cụ thể đối với từng tiêu chí và thể hiện chi tiết tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 76/2021.

- Cảng biển được đánh giá và phân thành 04 loại:

+ Cảng biển đặc biệt: có tổng số điểm chấm đạt trên 90 điểm;+

 Cảng biển loại I: có tổng số điểm chấm đạt trên 70 điểm đến 90 điểm;

+ Cảng biển loại II: có tổng số điểm chấm đạt từ 50 điểm đến 70 điểm;

+ Cảng biển loại III: có tổng số điểm chấm dưới 50 điểm.

- Căn cứ để đánh giá, phân loại hiện trạng cảng biển:

+ Số liệu về phạm vi ảnh hưởng của cảng biển được căn cứ theo quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

+ Số liệu về quy mô của cảng biển sử dụng số liệu thống kê hàng hóa thông qua cảng biển trung bình trong 03 năm gần nhất của Cục Hàng hải Việt Nam và sử dụng số liệu về cỡ trọng tải tàu tiếp nhận tại cảng biển theo các quyết định công bố mở bến cảng, cầu cảng của Cục Hàng hải Việt Nam trong năm gần nhất.

- Việc phân loại cảng biển khi lập quy hoạch hoặc điều chỉnh quy hoạch cảng biển phải căn cứ vào số liệu về hàng hóa, cỡ trọng tải tàu dự kiến từng thời kỳ quy hoạch và các tiêu chí quy định tại Nghị định 76/2021.

Nghị định 76/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 10/9/2021.

VCCI Thanh Hóa tổng hợp

 Bản tin pháp luật số 07.doc

Từ khóa bài viết:
Quảng bá sản phẩm